92. Mô hình Kim tự tháp ( Pyramiding) hoạt động như thế nào?

.
 Mô hình Kim tự tháp là việc mở thêm các trạng thái khi giá cả biến động theo chiều hướng mong muốn. Chiến lược này rất phổ biến ở các nhà kinh doanh theo xu hướng. Mở một trạng thái duy nhất ở quy mô lớn có thể là quá rủi ro cho bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường thay đổi xu hướng của nó? Do vậy, mô hình Kim tự tháp là một dạng thỏa hiệp khi mà bạn mạo hiểm ở mức độ trung bình chỉ khi thị trường đang có diễn biến thuận lợi.
Giao dịch đầu tiên theo chiến lược này chỉ là một số tiền đầu tư nhỏ. Không có gì chắc chắn là sau những diễn biến thuận lợi ban đầu, thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng đó, nên việc giới hạn rủi ro của bạn là hoàn toàn dễ hiểu. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng một số tiền nhỏ để có thể mở một trạng thái thực có khả năng sinh lời. Nếu dự đoán của chúng ta là đúng và thị trường diễn biến như mong đợi thì chúng ta có thể xem xét tăng thêm trạng thái của mình bằng cách thực hiện giao dịch mới.

Kể cả khi thị trường đang trải qua giai đoạn điều chỉnh, chúng ta vẫn có thể thực hiện các giao dịch khác theo cùng một chiều hướng nếu thị trường quay trở lại xu hướng trước đây. Để xác nhận sự kết thúc của quá trình điều chỉnh, chúng ta có thể sử dụng các công cụ Fibonacci cũng như các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ và các mô hình giá. Bạn nên mở thêm trạng thái mới sau mỗi quá trình điều chỉnh trong trường hợp một đợt tăng giá mới được xác nhận bởi các chỉ số phân tích kỹ thuật. Hãy đặt lệnh Dừng lỗ cho mỗi trạng thái nằm dưới (với trạng thái mua) hoặc nằm trên (với trạng thái bán) so với đáy/đỉnh của đợt điều chỉnh.
Mô hình Kim tự tháp được sử dụng trong thị trường có xu hướng và cho phép chia nhỏ một xu hướng lớn thành các xu hướng nhỏ hơn. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ trên biểu đồ dưới đây. Giao dịch đầu tiên được mở theo chiều của xu hướng ngay sau khi giá cả phá vỡ một ngưỡng kháng cự mạnh (điểm E1). Thường thì một biến động giá như thế có thể được giải thích bằng một vài tin tức quan trọng cho chúng ta cơ hội kiếm lời từ nó. Trong ví dụ của chúng ta, Ủy ban Dự trữ Liên bang đã giảm lãi suất cơ bản thêm 0.75% trong một cuộc họp đặc biệt, điều gây ngạc nhiên lớn cho thị trường. Sau khi xem xét khả năng đảo chiều, chúng ta sẽ đặt lệnh Dừng lỗ dưới nằm dưới ngưỡng kháng cự gần nhất (SL1).
Một vài sự điều chỉnh theo sau một đợt tăng giá. Chúng ta sẽ theo dõi chặt việc hạ giá về mức cũ để xác định sự kết thúc của quá trình điều chỉnh. Chúng ta mở một trạng thái mới ở điểm E2, qua đó nâng quy mô giao dịch trước đó lên. Chúng ta đặt lệnh Dừng lỗ tại ngưỡng SL2. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục mở thêm các trạng thái mới cho đến khi lệnh Dừng lỗ của trạng thái cuối cùng được kích hoạt. Sau đó, chúng ta thoát ra khỏi thị trường bằng cách đóng tất cả các trạng thái đang mở cùng lúc. kết quả là chúng ta có được lợi nhuận lớn và một chút lỗ ở giao dịch cuối cùng.
Mô hình Kim tự tháp
Biểu đồ H4 cặp EUR/USD
cauhoi92
Bảng dưới đây thể hiện kết quả của các giao dịch của chúng ta theo điểm phần trăm. Tất cả các trạng thái sẽ đóng ngay khi mức giá đạt đến ngưỡng Dừng lỗ (1,4736) đặt cho trạng thái cuối cùng – tín hiệu cho một sự điều chỉnh tiềm ẩn.
Giá mở cửa
Dừng lỗ
Giá đóng cửa
Kết quả (theo điểm phần trăm)
E1
1.4455
SL1
1.4360
1.4736
281
E2
1.4565
SL2
1.4499
1.4736
171
E3
1.4696
SL3
1.4641
1.4736
40
E4
1.4796
SL4
1.4736
1.4736
-60
Tổng số (theo điểm phần trăm)
432
Như bạn có thể thấy từ biểu đồ, chúng ta có thể kiếm được mức lợi nhuận 432 điểm phần trăm trong vòng 2 tuần. Nếu chúng ta đóng tất cả các trạng thái ở ngưỡng kháng cự gần nhất (1.4914), chúng ta có thể kiếm được gấp đôi lợi nhuận. Nếu xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục, mức lợi nhuận sẽ còn cao hơn nữa. Nhưng việc quan sát sự đảo chiều của xu hướng ngay khi có thể còn quan trọng hơn để hạn chế rủi ro.
Khi áp dụng chiến lược này trong thực tế, bạn sẽ được thoải mái lựa chọn quy mô giao dịch mà bạn thích, đặt bất cứ lệnh Dựng lỗ và Chốt lời ở mức mà bạn muốn và chiến lược ra khỏi thị trường:
  • Bạn có thể đặt trạng thái đầu tiên là lớn nhất và mở thêm các trạng thái nhỏ hơn. Ví dụ, E1 – 1 lô, E2 – 0.5 lô, E3 – 0.25 lô, E4 – 0.15 lô…
  • Bạn có thể thoát ra khỏi thị trường ngay khi giá cả đạt mức giá mở cửa của trạng thái cuối cùng mà bạn mở chứ không phải ngưỡng Dững lỗ tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, lợi nhuận của bạn có thể ít hơn, nhưng bạn sẽ chắc chắn là đó là thị trường đảo chiều chứ không phải là một biến động giá ngẫu nhiên.
  • Bạn có thể đưa ngưỡng Dừng lỗ theo mức giá mở cửa của trạng thái trước đó của bạn. Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng nhất trong một thị trường có xu hướng rõ ràng.
Bạn có thể sử dụng các tín hiệu mà các chỉ số xu hướng đưa ra (MACD, Alligator…) để đóng tất cả các giao dịch của mình. Phương pháp này cho phép bạn dự đoán sự đảo chiều giá cả và đóng tất cả các trạng thái của bạn trước khi lênh Dừng lỗ của bạn được kích hoạt, qua đó nâng cao tiềm năng để kiếm lời.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mời bạn cùng thảo luận.