83. Phần lớn các nhà kinh doanh thất bại đều cho rằng nguyên nhân là do họ không đủ vốn, điều này có đúng không?

.

Giả định rằng một nhà kinh doanh thất bại là bởi vì anh ta không đủ vốn là khá phổ biến. Tôi muốn trích dẫn ý kiến của tác giả nổi tiếng Alexander Elder qua một đoạn trong cuốn sách của ông “Giao dịch để mưu sinh” (Trading for a Living) như sau:

Rất nhiều người thua cuộc đều nghĩ rằng họ sẽ thành công nếu được giao dịch với một tài khoản lớn hơn. Tất cả những người thua cuộc đều bị loại khỏi trò chơi bằng một chuỗi thất bại hoặc một lần giao dịch duy nhất nhưng với hậu quả vô cùng nặng nề. Và kỳ lạ thay đối với một người giao dịch nghiệp dư bởi cứ khi nào anh ta vừa bán hết thì thị trường lại đảo chiều và diễn biến đúng như anh ta mong đợi. Và anh ta có ngay cái cớ để mỉa mai hoặc là chính mình hoặc là nhà môi giới rằng nếu chỉ duy trì được thêm một tuần nữa thôi thì chắc chắn là anh ta sẽ kiếm lời!

Tệ hơn thế, anh ta còn lấy sự đảo chiều “muộn” này của thị trường làm cái cớ để khẳng định sự đúng đắn của các phương pháp mà anh ta sử dụng. Anh ta cố tích lũy hay vay mượn đủ tiền để mở một tài khoản nhỏ hơn. Và câu chuyện lặp lại: Anh ta bị thua lỗ, thị trường lại đảo chiều và “chứng minh” rằng anh ta đúng, chỉ có điều là quá muộn. Và câu chuyện cổ tích lại bắt đầu: “Nếu tôi có nhiều tiền hơn tôi đã có thể duy trì được lâu hơn và thu lời.”
Thực ra, nhân vật trong câu chuyện trên không hề thiếu vốn – chỉ là đầu óc anh ta chưa đủ minh mẫn. Anh ta có thể hủy hoại một tài khoản lớn nhanh chẳng kém gì một tài khoản nhỏ. Anh ta thực hiện các lệnh giao dịch quá lớn, và quản lý tiền của mình quá lỏng lẻo. Anh ta đương đầu với những rủi ro quá lớn bất chấp số tiền mình đang có. Và cứ như vậy, dù tài khoản của anh ta có lớn đến đâu thì chắc chắn là thua lỗ cũng sẽ khiến anh ta không thể tiếp tục.
Các nhà kinh doanh thường hỏi tôi họ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu kinh doanh. Họ hiểu rằng sẽ mất một số tiền lớn trước khi bắt đầu kiếm lời!
Những người giao dịch nghiệp dư không muốn thua lỗ và cũng không chuẩn bị tinh thần cho việc đó. Ý niệm về chuyện bị thiếu vốn chính là cái phao giúp họ vượt qua hai sự thực đau đớn rằng: họ thiếu tính kỷ luật trong giao dịchvà không có một kế hoạch quản lý tiền bạc thực tế.”
Trong đầu tư bạn có quyền sử dụng bất cứ khoản tiền to nhỏ mà bạn mong muốn, đặc biệt là ngày nay, khi phần lớn các nhà môi giới Ngoại hối đều cho các khách hàng của mình cơ hội mở các tài khoản nhỏ và giao dịch các lô tương ứng 0.01 lô tiêu chuẩn. Một vài năm trước, khi mà một giao dịch phải được thực hiện tối thiểu trên 1 lô tiêu chuẩn, các nhà kinh doanh phải tham gia thị trường với một số tiền đáng kể và rất chú ý tới việc quản lý rủi ro. Nhưng ngày nay khi có thể giao dịch bằng các tài khoản nhỏ, các nhà kinh doanh không mấy để tâm đến chuyện này nữa. Đây là một sai lầm lớn. Đừng bao giờ quên rằng kinh doanh gắn liền với rủi ro. Tuy nhiên, bạn có thể quản lý được rủi ro của mình bằng cách thay đổi khối lượng giao dịch cũng như đặt các lệnh Cắt lỗ.
Thua lỗ không thể được biện minh bằng chuyện thiếu vốn hay thị trường thay đổi hay điều khoản giao dịch mà nhà môi giới đưa ra không có lợi. Rủi ro luôn luôn tồn tại trên thị trường. Còn thất bại thì luôn là kết quả của những quyết định sai lầm hoặc những chiến lược không hợp lý.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Mời bạn cùng thảo luận.